10 website cá cược xổ số trực tuyến tốt nhất

  • gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

(laichau.ftsie.com) Sau 2 năm (2017-2018) triển khai chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng. Qua đó, tạo bước...

Thực hiện Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021, trong 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tỉnh đã hỗ trợ các loại cây, con giống như: hỗ trợ giống lúa thuần, ngô lai, phát triển cây chè cho vùng nguyên liệu tập trung, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp…

Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND tỉnh ngày 30/8/2016 quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021, kịp thời chỉ đạo các Sở, ngành chuyên môn thực hiện; UBND các huyện, thành phố quán triệt, học tập, triển khai nghị quyết của HĐND tỉnh đến Nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, góp phần đưa các nội dung của nghị quyết vào cuộc sống. UBND các huyện, thành phố và các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 

Trong đó, chính sách tập trung hỗ trợ giống lúa thuần với khối lượng 1.164 tấn; diện tích 16.712 ha, kinh phí 25.847 triệu đồng. Đến hết năm 2018, các huyện, thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho Nhân dân được 310,297 tấn, diện tích hỗ trợ 4.536,13 ha, kinh phí thực hiện 5.912,9 triệu đồng. Số lượng giống đã cung ứng cơ bản đảm bảo chất lượng, cho năng suất cao như: PC6, Bắc Thơm 7 kháng bạc lá, J02, Sén Cù, Khẩu Ký, Nếp Cò Giàng.... Chương trình hỗ trợ đã giúp nông dân có được giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu của địa phương, đồng thời giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dần hình thành vùng sản xuất lương thực tập trung trên địa bàn.

Cùng với việc hỗ trợ các loại giống lúa thuần, các địa phương đã xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ. Đến nay, toàn tỉnh đã được công nhận nhãn hiệu gạo Tẻ râu (Phong Thổ), gạo Sén Cù (Than Uyên), gạo Khẩu Ký, Nếp Tan Co Giàng (Tân Uyên). Qua triển khai thực hiện chính sách trực tiếp hỗ trợ giống lúa thuần đã góp phần nâng cao sản lượng lương thực có hạt từ năm 2016 đạt 206.700 tấn lên 215.000 tấn (năm 2018), sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 461 kg/người/năm (năm 2015) lên là 472 kg/người/năm (năm 2018).

Bên cạnh hỗ trợ giống lúa thuần, chính sách còn hỗ trợ giống ngô lai. Thông qua việc hỗ trợ, đã đưa nhiều giống ngô có năng suất, chất lượng, có khả năng chịu hạn vào sản xuất như: CP 989, CP 333, Bioseed 9698, NK66, HN 88, MX6... Người dân đã tập trung đầu tư thâm canh, thay đổi tập quán canh tác, phát triển trồng ngô xuân sớm trên chân ruộng 1 vụ, ngô vụ thu đông, ngô trên đất bán ngập lòng hồ thủy điện nhằm nâng cao giá trị, sản lượng trên 1 đơn vị diện tích. Đến nay, các huyện, thành phố đã thực hiện hỗ trợ 225,837 tấn giống, diện tích 15.660,48 ha đạt 40% kế hoạch giao.

Với chủ trương phát triển vùng chè, vùng nguyên liệu chủ lực cho ngành công nghiệp chế biến chè, tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ phát triển cây chè. Sau 2 năm triển khai, đến nay chính sách hỗ trợ phát triển vùng chè có thể coi là chính sách hỗ trợ thiết thực và được người dân đồng thuận rất cao vì vậy đã thực hiện vượt so với kế hoạch giao. Chính sách hỗ trợ giống, phân bón, hỗ trợ chuyển đổi, khai hoang, làm đất đã giúp người dân có điều kiện đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, sớm cho thu hoạch và nâng cao thu nhập cho nông dân. Kế hoạch giao hỗ trợ phát triển 1.304 ha, các huyện, thành phố đã thực hiện 1.770,486 ha đạt 135,8% kế hoạch giao, vượt 35,8% so với kế hoạch giao. Nhờ vậy, đến nay tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 6.183 ha, tăng 2.073 ha so với năm 2016.

Cùng với hỗ trợ các loại cây, con giống, chính sách cũng đã hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Các huyện, thành phố đã thực hiện hỗ trợ 1.516 máy làm đất, đạt 75,12% kế hoạch giao; tổng kinh phí 9.811,23 triệu đồng. Việc hỗ trợ mua sắm máy móc tạo điều kiện đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, ngô lên 61% ở khâu làm đất (tăng 19% so với năm 2016) tăng khả năng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ phát triển cây quế, sơn tra, cây ăn quả, mắc ca, phát triển và chuyển đổi phương thức chăn nuôi đại gia súc… cũng được triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Với những chính sách thiết thực, phù hợp với thực tiễn, đến nay toàn tỉnh đã hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thâm canh theo hướng hàng hoá về lúa, chè, quế, sơn tra, chuối, cây ăn quả ôn đới tại Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ..., tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường, bước đầu thu hút được sự quan tâm, đầu tư của doanh nghiệp và phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh bình quân 4,92%, xuống còn 25,64% (năm 2018). Một trong những hiệu quả mà chính sách đem lại đó là từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, bước đầu tạo cho người dân chủ động hơn trong sản xuất, giảm trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, cây con giống phù hợp với điều kiện thực tế vào sản xuất.

Có thể khẳng định, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây sẽ là đích đến của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Nguyễn Nga


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 84
Hôm qua : 1.724