10 website cá cược xổ số trực tuyến tốt nhất

  • gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu ngân sách Trung ương vượt thu 32 nghìn tỷ đồng

(laichau.ftsie.com) Sáng 10/1, Bộ Tài Chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà...

Về phía tỉnh Lai Châu có đồng chí Giàng A Tính – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Sở Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2019, mặc dù khối lượng văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì xây dựng là khá lớn, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng Luật, Pháp lệnh được giao. Bộ Tài chính đã tổ chức điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) chủ động, đảm bảo chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Nhờ chủ động trong triển khai, kết hợp với sự phát triển khả quan của nền kinh tế, thu cân đối NSNN đến ngày 31/12/2019 đạt 1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,79%) so với dự toán, tăng 92,2 nghìn tỷ đồng so với nhận định đánh giá tại báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, tăng 8,7% so với thực hiện năm 2018.

Đáng chú ý, đây là năm thứ hai thu ngân sách Trung ương vượt thu 32 nghìn tỷ đồng (tăng 4%) so với dự toán. Thu ngân sách địa phương vượt trên 106,2 nghìn tỷ đồng (tăng 17,7%) so với dự toán; 63/63 tỉnh, thành phố vượt dự toán thu NSNN trên địa bàn; 60/63 tỉnh, thành phố đạt và vượt dự toán thu ngân sách địa phương.

Cơ cấu thu NSNN tiếp tục có chuyển biến, ngày càng bền vững hơn. Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, từ mức khoảng 68% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên trên 82% năm 2019; tỷ trọng thu dầu thô giảm dần, từ mức bình quân khoảng 13% giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 3,6% năm 2019 và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm từ mức 18,2% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 13,9% năm 2019. Công tác điều hành chi NSNN chủ động, tích cực. Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2019 đạt khoảng 27% (mục tiêu là 25 - 26%), chi thường xuyên còn khoảng 61% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%). Bội chi NSNN năm 2019 ước khoảng 3,4% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP). Việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc được thực hiện chủ động, phù hợp với khả năng ngân quỹ Nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đã tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương; siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, góp phần giảm nợ công. Đến cuối năm 2019, dư nợ công dưới 55% GDP, nợ chính phủ dưới 48,5% GDP (Trong đó: Nợ trong nước chiếm 62,3%, nợ ngoài nước chiếm 37,7%), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP (Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ quy định các tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài quốc gia các năm trong giai đoạn 2016 - 2020 tương ứng là không quá 65% GDP, không quá 54% GDP và không quá 50% GDP).

Năm 2019, cũng là năm Bộ Tài chính đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các mặt công tác khác, như: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; triển khai tái cấu trúc thị trường tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công; tăng cường quản lý thị trường, giá cả, kiểm soát lạm phát; quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách...

Bộ Tài chính phấn đấu năm 2020 thực hiện cao nhất mục tiêu tài chính - NSNN giai đoạn 2016 - 2020. Ngành Tài chính tiếp tục cơ cấu lại NSNN, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển nhanh và bền vững; thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công, ưu tiên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp; tăng cường quản lý giá, thị trường, kiểm soát lạm phát; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính, đa dạng các định chế tài chính, tổ chức dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngành Tài chính tập trung giải ngân vốn đầu tư công bởi mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhưng nhiệm vụ này vẫn không đạt kế hoạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đi tiên phong trong xây dựng Chính phủ điện tử, tham gia Cổng dịch vụ công để người làm thủ tục không phải gặp người giải quyết thủ tục; tránh tình trạng phong bao phong bì, tham nhũng vặt.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kiểm tra giám sát, có biện pháp cụ thể thúc đẩy mạnh mẽ ngay từ đầu năm "không để bài ca muôn thủa về giải ngân chậm tái diễn trong năm 2020"; trong đó vai trò Ngành Tài chính là phát hiện thúc đẩy những khâu ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng cũng chỉ rõ nhiệm vụ cơ cấu lại, việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước chậm, không đạt yêu cầu đề ra. Tuy có nhiều nguyên nhân không phải riêng của Ngành Tài chính nhưng ngành có trách nhiệm phải đề xuất để tháo gỡ.

Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng lưu ý Ngành Tài chính phải đảm bảo Tết đầy đủ cho Nhân dân, không để lạm phát, nhất là lạm phát tâm lý do khan hàng, không để nạn đầu cơ gây rối loạn thị trường. Ngành Tài chính phải chỉ đạo liên ngành từ hải quan, biên phòng, quản lý thị trường, ngành thuế, cơ quan thường trực 389, không để kẻ xấu lợi dụng gây tác động đến thị trường.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 254
Hôm qua : 287