Việt Nam có trên 8000 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Ngày (09/9), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến và trực tiếp với 15 điểm cầu tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự tại điểm cầu cá cược xổ số trực tuyến có đồng chí Lò Văn Biên, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại biểu lãnh đạo các cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, các chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Ảnh: Quang cảnh điểm cầu cá cược xổ số trực tuyến
Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, các địa phương chủ động triển khai đạt kết quả tốt. Đến hết tháng 8/2022, toàn quốc có 8.478 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của 4.351 chủ thể. Trong đó, có 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao. Chương trình đã có những tác động tích cực, đậm nét đến sự phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua Chương trình, nhiều địa phương đã chủ động phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ, du lịch nông thôn và điểm du lịch. Đến nay, cả nước đã có 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với báo cáo chung của Bộ NN&PTNT. Đồng thời, tập trung nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Cùng với đó, để Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 hiệu quả, các đại biểu đặt ra một số giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy, nhận thức hành động cho chính quyền và Nhân dân; hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch…
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị từng cơ quan, đơn vị, địa phương tùy theo chức năng của mình xây dựng kế hoạch hành động tham gia Chương trình một cách cụ thể, sáng tạo. Sắp xếp, tổ chức triển khai Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 tinh gọn, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; bố trí nguồn ngân sách địa phương lồng ghép các nguồn vốn về tổ chức triển khai thực hiện chương trình, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phát triển sản phẩm, điểm du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng và điều kiện thực tế của địa phương.