Trưng bày hiện vật dân tộc, hiện vật lịch sử và triển lãm ảnh
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, tình yêu của học sinh đối với Bác; khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học tập suốt đời của người dân và đặc biệt là của học sinh, góp phần xây dựng xã hội học tập. Trường THCS Tân Uyên phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lai Châu tổ chức hoạt động Ngày hội văn hóa đọc sách Việt Nam 2023, trưng bày hiện vật dân tộc, hiện vật lịch sử và triển lãm ảnh.
Ảnh: Quang cảnh ngày hội
Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như kể chuyện, chơi các trò chơi và trả lời các câu hỏi về sách, đặc biệt tại ngày hội, Bảo tàng dân tộc tỉnh cũng đã trưng bày hiện vật dân tộc, hiện vật lịch sử và triển lãm ảnh, thu hút trên 1000 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường THCS và Tiểu học số 1, thị trấn tham gia. Với nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra các trò chơi giân gian. Ngoài giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Trường còn phát động phong trào “Chung tay xây dựng tủ sách của em” nhằm tăng số lượng sách thư viện nhà trường; hỗ trợ sách cho các em có hoàn cảnh khó khăn, phát động phong trào đọc sách trong toàn trường. Năm nay, trường sẽ tổ chức một số hoạt động về giới thiệu sách, để hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Đặc biệt tại Ngày hội, Bảo tàng dân tộc tỉnh còn trưng bày hiện vật dân tộc, hiện vật lịch sử và triển lãm ảnh, gồm 3 chuyên đề như: Chuyện đề 1 cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chuyên đề 2 là gần 60 các tư liệu, hiện vật liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20; Bản đồ và những cuốn Atlas liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Chương 3 trưng bày các hiện vật dân tộc.
Ảnh: Hướng dẫn viên Bảo tàng dân tộc tỉnh giới thiệu về Biển đảo
Ngày hội đã góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, Bác Hồ kính yêu; nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân, đặc biệt là các em học sinh trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố. Bản đồ và tư liệu trưng bày là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Ảnh: Trường THCS thị trấn hưởng ứng Ngày hội văn hóa đọc
Đây thực sự là hoạt động thiết thực, bổ ích, không chỉ giúp các em tiếp cận nhiều hơn với sách - nguồn tri thức to lớn của nhân loại, mà còn khơi dậy lòng yêu đọc sách, xây dựng thói quen đọc và kỹ năng đọc sách cho học sinh, từ đó kích thích tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập để làm giàu thêm vốn tri thức cho mình cũng như thúc đẩy phong trào đọc sách trong trường học, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội.
Thực hiện: Nguyễn Thường Lãnh đạo duyệt