cá cược xổ số trực tuyến nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Ảnh: Mô hình nấm tại xã Trung Đồng
Để làm tốt công tác đào tạo nghề, hàng năm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyện huyện đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi, từ đó phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm đã ưu tiên các lớp đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số. Qua chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, từ đó áp dụng vào thực tiến các mô hình sản xuất của gia đình. Nhiều học viên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp tăng nguồn thu nhập chính đáng cho gia đình. Không chỉ vận dụng kiến thức có được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình, các học viên còn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất đến các gia đình hội viên, nông dân khác; giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Đ/c Quách Ngọc Lâm- Phó Giám đốc - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 13 lớp dạy nghề cho 390 học viên. Các ngành nghề đào tạo tập trung vào 2 nhóm: Nhóm phi nông nghiệp gồm: Kỹ thuật Xây dựng, Gò hàn nông thôn, Sửa chữa máy nông nghiệp, Kỹ thuật may. Nhóm nông nghiệp gồm: Trồng Chè, Mắc ca, Quế, Nấm, cây ăn quả. Ngoài ra còn mở các lớp về chăn nuôi Gia súc, Gia cầm tại các thôn bản trên địa bàn huyện.
Anh Lò Văn Cương- Giáo viên dạy nghề chăn nuôi - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: Lớp chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà do anh đảm nhiệm có 30 học viên của bản Hoàng Liên – thị trấn Tân Uyên, đến nay qua kiểm tra cho thấy đàn gà nuôi theo kỹ thuật đã được học của các học viên đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Ảnh:Giáo viên hướng dẫn các học viên về kỹ thuật chăm sóc gà
Qua các lớp đào tạo, sau khi trở về địa phương các học viên đã áp dụng tốt những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng nghề để tự tạo việc làm, có cơ hội tìm việc làm chuyển đổi ngành nghề, góp phần đưa kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Gia đình chị Lò Thị Nghiên là một điển hình về áp dụng những kiến thức đã được học vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2018 chị tham gia lớp học trồng và chăm sóc cây chè, sau khi kết thúc lớp học chị đã áp dụng những kiến thức được tiếp thu vào sản xuất, đến nay nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật hơn 2000 mét vuông chè của chị đã phát triển tốt và cho năng xuất hiệu quả kinh tế cao.
Ảnh: Mô hình chè của gia đình chị Lò Thị Nghiên, bản Chạm Cả, thị trấn Tân Uyên
Thông qua các lớp đào tạo nghề đã trang bị cho người lao động kiến thức về khoa học kỹ thuật, từ đó áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo. Với phương châm cầm tay, chỉ việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tiếp cận với kỹ thuật cơ bản, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Thời gian tới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyện huyện tiếp tục thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.