ĐỒNG CHÍ TRẦN TIẾN DŨNG – CHỦ TỊCH UBND TỈNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Ảnh: Đồng chí Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ( áo trắng) kiểm tra khu vực trồng chuối tại xã Pắc Ta
Kiểm tra thực tế tại khu trồng chuối gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Pắc Ta. Đồng chí Bùi Huy Phương – Phó chủ tịch UBND huyện đã báo cáo với đoàn công tác về tiến độ, quy mô, và mục đích của dự án. Đây là mô hình được triển khai từ cuối năm 2019 trên diện tích 50ha, sử dụng giống chuối xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, dự kiến trong năm 2020 sẽ tiếp tục triển khai mở rộng lên 100ha trên địa bàn huyện. Cây chuối hứa hẹn là cây trồng với quy mô hàng hóa tập trung gắn với chuỗi bao tiêu sản phẩm, góp phần đảm bảo ổn định đời sống, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
Ảnh : Chỉ đạo công tác trồng dặm đối với những cây bị chết do ảnh hưởng mưa đá
Qua tham quan, kiểm tra tại các ruộng trồng chuối đang sinh trưởng phát triển, đồng chí Chủ tịch tỉnh đã động viên nhà đầu tư, các hộ dân tham gia mô hình khắc phục khó khăn, tiếp tục đầu tư chăm sóc để cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, ngoài ra cần quan tâm, theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây, kịp thời trồng dặm những cây bị chết do ảnh hưởng của mưa đá không để mất khoảng.
Ảnh: Đồng chí Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ( áo trắng) thăm bản Suối Lĩnh A – Hố Mít
Tới thăm các hộ gia đình bản Suối Lĩnh A xã Hố Mít với đặc điểm là bản 100% là đồng bào dân tộc Mông, đồng chí chủ tịch tỉnh phấn khởi khi thấy diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, các tuyến đường liên thôn bản được bê tông hóa, nhà cửa các hộ dân được chỉnh trang sạch đẹp.
Ảnh: Đồng chí Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu thăm hỏi tình hình lao động sản xuất của nhân dân Hố Mít
Qua trao đổi, hỏi thăm tình hình lao động sản xuất, phát triển kinh tế của các gia đình các hộ trong bản Suối lĩnh A xã Hố Mít cho biết: Hiện nay nhiều hộ dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật phát huy tiểm năng thế mạnh của địa phương là có diện tích đồi rừng để phát triển, thuần hóa hàng nghìn thùng ong mật tự nhiên trên rừng về nuôi trên đồi rừng của gia đình và xung quanh nhà để cắt lấy mật cung cấp cho thị trường, nhu cầu sử dụng mật ong của nhân dân trên địa bàn huyện, có những hộ có thêm thu nhập từ nuôi ong từ 30 – 40 triệu đồng/ năm, từ đó có thêm thu nhập nâng cao đời sống; các hộ dân mong muốn tỉnh, huyện có các dự án, chế độ chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật.
Ảnh: Thăm mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình anh Giàng A Phình bản Suối lĩnh A, xã Hố Mít
Đồng chí Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh rất phấn khởi nhận thấy sự thay đổi trong nhận thức của bà con nhân dân trong bản Suối lĩnh A, xã Hố Mít khi không chông trờ ỷ lại vào nhà nước, đã biết vận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế. Đồng chí yêu cầu huyện, các sở, ngành tập huấn, giúp đỡ nhân dân về kỹ thuật nuôi ong, đồng thời xây dựng các đề án để bảo tồn phát huy và có chính sách hỗ trợ nâng cao quy mô đàn ong mật tự nhiên trên địa bàn. Sớm thành lập hợp tác xã liên kết từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm, đăng ký sản phẩm OCOP từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Ảnh: Thăm mô hình chanh leo tại gia đình anh Thào A Súa – bản Hua Cưởm I – Trung Đồng
Tiếp đó đoàn cũng đã tới thăm mô hình trồng chanh leo tại xã Trung Đồng cá cược xổ số trực tuyến
đang sinh trưởng phát triển tốt. Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đang được huyện nhân rộng trên địa bàn.
Đồng chí Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện tiếp tục mở rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao đang triển khai trên địa bàn huyện góp phần tạo nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn./