10 website cá cược xổ số trực tuyến tốt nhất

  • gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đầu tư phát triển vùng Trung Du và miền núi phía Bắc: Thể chế đi trước...

13h00 chiều nay (20/4), Diễn đàn "Đầu tư phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc: Tầm nhìn 2020 – 2030" sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững

LTS: Chương trình được sự chỉ đạo của Ban kinh Tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND tỉnh Phú Thọ giao Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Vụ Kinh tế Vùng và Địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ tổ chức. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững. Đây là vùng đảm bảo về an ninh môi trường sinh thái, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước và quốc phòng, an ninh của nước ta; là vùng “phên dậu” và “lá phổi” của Tổ quốc; là “cội nguồn” của dân tộc và “cái nôi” của cách mạng Việt Nam.

Doanh nghiệp hiện vẫn rất mong những giải pháp cụ thể để giải quyết những mắt xích lỏng lẻo, tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Doanh nghiệp còn “ngại” đầu tư…

Một doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam, CTCP Phúc Sinh, năm 2018 đã tiên phong đầu tư nhà máy sản xuất cà phê Arabica đầu tiên ở Sơn La. Phúc Sinh có trụ sở tại TP HCM. Để tổ chức chuyến đi cho khách hàng từ TP HCM (gồm khách hàng quốc tế bay đến Việt Nam), họ di chuyển bằng máy bay ra Hà Nội. Từ Hà Nội, lại phải đi gần 7 giờ trên xe để di chuyển đến Sơn La. Và sau đó khi trở về cũng là tương tự.

"Cùng với Diễn đàn, Ban tổ chức sẽ trao bằng khen cho các doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi phía bắc."

Chuyện di chuyển để công tác trong khoảng cách tạm tính hơn 300km từ Thủ đô – địa bàn miền biên viễn Tây bắc rộng lớn với mọi công ty vẫn là “chuyện nhỏ”. Căng hơn, là chuyện di chuyển hàng hóa đến cảng, thông quan, xuất ra thị trường quốc tế. Với Phúc Sinh, họ chỉ có thể lựa chọn vận chuyển hàng từ Phúc Sinh Sơn La xuống cảng Hải Phòng, chịu chi phí logistic thêm một quãng đường hơn 8h đồng hồ vận tải. Giá thành sản phẩm vì chi phí logistic cộng chi phí thời gian mà tăng lên. Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty này chỉ có một ao ước: Hải Phòng và Sơn La sớm có đường bay.

Ao ước của ông Thông là niềm mơ của doanh nghiệp về giá trị kết nối hữu hình, bắt đầu từ các cơ sở hạ tầng trải rộng, thông suốt, kéo gần mọi khoảng cách trong nội vùng kinh tế, đến liên vùng kinh tế. Điều mà bất kì nền kinh tế nào, thể chể nào, cũng đã ý thức sâu sắc giá trị của nó. Không có các cơ sở hạ tầng để tạo sợi dây liên kết vùng, mỗi địa phương mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển mà không thông thương, đi lại dễ dàng, thì khó có thể bàn chuyện tạo ra sức mạnh tích hợp, tạo động lực cho đột phá tăng trưởng. Cơ sở hạ tầng là cái đầu tiên để tạo nền hợp lực, tạo “sức mạnh bó đũa” như quan điểm của Lãnh đạo VCCI tại nhiều kỳ Diễn đàn Kinh tế vùng thường niên mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức.

Trở lại với Sơn La, trước đó, lãnh đạo của địa phương này cho biết, trước Phúc Sinh, nhiều doanh nghiệp cũng đã lên khảo sát và tìm hiểu về lợi thế vùng nguyên liệu cà phê danh tiếng, song sau cùng các doanh nghiệp đều rút lui trong im lặng dù tỉnh đã nỗ lực xúc tiến, hỗ trợ đầu tư. Nguyên do chỉ vì đi lại quá khó khăn, chuỗi cung ứng hàng hóa tính ở khâu thô sơ đầu tiên là vận chuyển rất dễ dàng đứt gãy. Bên cạnh đó, tính liên kết giữa các chủ thể kinh tế tại các địa phương vùng và liên vùng còn yếu, doanh nghiệp khó có thể tìm cơ hội xây chuỗi hoặc phát huy được các lợi thế từ giá trị liên kết tiềm năng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong các mảng nông, lâm nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậu…

CTCP Phúc Sinh, năm 2018 đã tiên phong đầu tư nhà máy sản xuất cà phê Arabica đầu tiên ở Sơn La

Thể chế hóa liên kết

Câu chuyện về thiếu liên kết chuỗi của các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc giờ đây đã có phần nào đổi khác. Điển hình là du lịch của vùng trên cơ sở liên kết lại, phân chia lại, đã không để tình trạng 14 tỉnh là 14 nền kinh tế, nói theo cách của Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong thời gian trước đã nhận xét về “63 nền kinh tế rời rạc”. Dấu hiệu khởi sắc của ngành du lịch vùng và liên vùng, và chỉ gặp khó khăn vì thiên nga đen COVID-19 ngoài khả năng dự báo, là minh chứng.

Tuy vậy, với vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu tư kết cấu hạ tầng, hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng cũng mới chỉ là một phần lát cắt liên kết. Quy hoạch liên kết, tại thời điểm hiện nay, khi vùng đã có cơ sở liên kết từ ý chí lãnh đạo cấp cao với các Hội nghị Thường trực HĐND 14 tỉnh và các hoạt động chung khác (dù chưa có Hội đồng điều phối vùng), mới là yêu tố đầu rất cần được xem lại. “Nhiều địa phương trong vùng năm 2020-2021 đã đồng loạt đề xuất dự án sân bay địa phương, đó là một yếu tố cho thấy tính quy hoạch tổng thể liên kết vùng vẫn còn chưa rõ. Và điều này đến từ việc trống khuyết một thể chế liên kết, một cơ quan điều phối vùng. Đâu đó, lại vẫn còn thể hiện tư duy lợi ích “nền kinh tế địa phương”, một chuyên gia đánh giá.

Về mặt chủ trương, chính sách và tầm nhìn dài hạn, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Thị Hồng Minh, liên kết kinh tế vùng là nội dung hết sức quan trọng được đề cập tới trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế 2021-2030.

“Nhưng dù vậy vẫn cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán liên kết nội vùng và liên kết liên vùng”, bà Trần Thị Hồng Minh nói.

Tại Báo cáo Đổi mới và Thích ứng nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng kinh tế năm 2021, nhóm chuyên gia của CIEM cho biết đến hết năm 2020, liên kết kinh tế vùng ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đầu tiên phải kể tới cơ sở hạ tầng vùng và liên vùng được kết nối đồng bộ. (Một ví dụ cụ thể chính là “công trường” hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). CIEM cũng đánh giá việc thúc đẩy liên kết vùng cũng đã tạo sự chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước. Thông qua liên kết vùng, mâu thuẫn giữa các địa phương trong vùng được giải quyết hài hòa hơn. Các địa phương trong vùng đã cùng bàn bạc và có những đề xuất chính sách/dự án chung đối với vùng và liên vùng. Đồng thời liên kết vùng đã góp phần đáng kể trong việc lôi kéo các chủ thể khác trong nền kinh tế tham gia hợp tác, đặc biệt là thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia các hội nghị vùng, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại vùng, v.v...

Song cũng theo CIEM, giá trị liên kết mang đến động lực thực sự cho nền kinh tế và vùng kinh tế, vẫn còn “đụng” nút thắt thể chế liên kết vùng. Hiện nay, chưa có một văn bản Luật hay Nghị định nào cụ thể hóa nội hàm “thúc đẩy liên kết kinh tế vùng” như đã đề cập ở Điều 52 Hiến pháp năm 2013. Mới chỉ có Quy chế thí điểm áp dụng cho riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6.4.2016 về việc Ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển Kinh tế Xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020. Các vùng kinh tế-xã hội còn lại vẫn chưa được áp dụng bất cứ một cơ chế chính sách khuyến khích liên kết nào từ phía chính quyền Trung ương. Hóa giải được nút thắt này, mới thực sự có cơ hội hóa giải được những rào cản đang bó hẹp tư duy và nhận thức về lợi ích của liên kết vùng.


Nguồn://enternews.vn/dau-tu-phat-trien-vung-trung-du-va-mien-nui-phia-bac-the-che-di-truoc-195305.html Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 235
Hôm qua : 287