10 website cá cược xổ số trực tuyến tốt nhất

  • gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông dân Nguyễn Văn Hợi - Thoát nghèo nhờ dám nghĩ, dám làm

Theo tiếng gọi của của Đảng, năm 1985 ông Nguyễn Văn Hợi quê ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam lên làm “kinh tế mới” tại bản Pắc Lý, nay đổi tên là bản Tân Pắc, xã Pắc Ta. Với ý trí và nghị lực dám nghĩ, dám làm trong chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi bằng mô hình vườn, ao, chuồng để ông có cuộc sống khá giả như ngày hôm nay.


Ảnh: Ông Hợi đang chăm sóc đàn Lợn
 

Với cái nóng oi ả của mùa hè, chúng tôi có dịp đến bản Tân Pắc, xã Pắc Ta được ông Nguyễn Văn Tính, Trưởng Ban công tác Mặt trận bản đưa chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hợi là một trong những người dám nghĩ, dám làm, từ 2 bàn tay trắng đến nay gia đình ông đã gây dựng được một cơi ngơi khang trang như ngày hôm nay. Gặp chúng tôi với khuôn mặt khắc khổ của người nông dân chân chất ông niềm nở tâm sự: Để có được như ngày hôm nay ông đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, năm 1985 khi lên vùng Tây Bắc để lập nghiệp, ông không nghĩ lại khó khăn đến vậy. Những năm đầu gia đình ông khai hoang được trên 7000m2 đất để trồng lúa, ngô, lúa nương,.. song cuộc sống vẫn không khấm khá lên được. Từ đó, ông thiết nghĩ phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi mới có thể phát triển kinh tế gia đình, ông mạnh dạn vay 7 triệu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cùng với vay anh, em họ hàng, ông đầu tư vào chăn nuôi; mua 2 con trâu và 4 con lợn sinh sản để làm giống. Mới đầu việc chăn nuôi của gia đình ông gặp không ít khó khăn, do không có kiến thức chăn nuôi, cũng như chăm sóc và phòng, chống bệnh cho vật nuôi, lên việc chăn nuôi gặp dịch bệnh. Tuy nhiên, với ý trí không chịu từ bỏ ông đã tự tìm tòi học hỏi những kiến thức về chăn nuôi, cũng như phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi rồi áp dụng trên đàn vật nuôi nhà mình; vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm mà đàn trâu, lợn của gia đình sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện nay gia đình ông có 56 con lợn, trong đó có 8 cơn lợn lái, 30 con lợn thịt, mỗi năm gia đình ông xuất 3 lứa mỗi lứa từ 1-1,5 tấn trừ chi phi gia đình cũng bỏ ra 70 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, ông còn đầu tư xây dựng thêm chuồng trại chăn nuôi và nuôi trên 400 con gà, ngan, vịt, mỗi năm gia đình ông xuất 2 lứa mỗi lứa từ 5 - 7 tạ gà, ngan vịt thương phẩm, bên cạnh đó gia đình ông còn chuyển đổi 1000m2 đất đầu tư trồng cây chuối tiêu hồng và 2000m2 đất trồng ngô, đào ao thả cá, từ các nguồn thu gia đình ông cũng thu về từ 140 – 150 triệu đồng.
 

Ảnh: Ông Hợi chăm sóc đàn gà
 

Ông Nguyễn Văn Tính, Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Tân Bắc, xã Pắc Ta cho biết: Ông Nguyễn Văn Hợi, không chỉ dám, nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế gia đình, ông còn tuyên truyền vận động Nhân dân trong bản tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mạnh dạn đưa các loại cây, con giống có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi; với vốn kiến thức có được, ông không ngừng giúp đỡ bà con trong bản về kỹ thuật chăn nuôi, phát triển đàn gia súc để xóa đói giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Ông luôn tích cực thực hiện tốt các phòng trào thi đua do bản, xã phát động.
 

Ảnh: Mô hình trồng Chuối của gia đình ông Nguyễn Văn Hợi
 

Dám nghĩ, dám làm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, ông Nguyễn Văn Hải đã được các cấp, các ngành ghi nhận và tặng giấy khen trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, là tấm gương cho người dân trong bản và trong xã học tập làm theo.
                                                        


 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 236
Hôm qua : 287